Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

Ứng dụng của cồn trong sản xuất công nghiệp như thế nào?

Trong sản xuất công nghiệp, Cồn phổ biến có hai dạng: Ethanol và Methanol. Cả hai đều được sản xuất theo phương pháp lên men và chưng cất.

Cồn Ethanol được sản xuất từ nguyên liệu là tinh bột (có trong các loại ngũ côc và một số loại củ có tinh bột) và đường,

Methanol được sản xuất từ các loại vật liệu có chứa Cenlulose (ngày nay, tổng hợp bằng hydro và carbondioxid).

Methanol nó được dùng trong công nghiệp làm dung môi hòa tan các chất vô cơ, hữu cơ hay chiết xuất các loại dầu và điều chế các chất công nghiệp khác (formaldehyt).

  • Trong quá trình nên men rượu từ tinh bột có sản sinh ra các tạp chất, trong đó có Methanol. Khi chưng cất, các tạp chất bay hơi trước Ethanol nên ra bình chứa sản phẩm trước. Nếu bỏ nước rượu đầu đi thì rượu lấy sau sẽ ít độc hại hơn. Nhưng, do tiếc của nên người ta dùng để pha với các nước rượu sau để được nhiều và có độ rượu cao hơn.

    Việc này, vô hình đã mang tất cả các tạp chất độc hại vào thành phẩm. Nếu uống luôn thì rất không tốt cho cơ thể. Theo các chuyên gia, rượu nấu thủ công nên để lưu trữ trong điều kiện ổn định (về nhiệt độ, độ ẩm) ít nhất là 1 năm thì mới được uống.
  • Rượu còn được nấu từ đường. Tuy nhiên, các lò thủ công thường dùng mật mía cặn để chưng cất. Trong mật mía cặn có chứa nhiều vụn thân cây mía, đây là nguồn cenlulose cho ra Methanol trong quá trình sản xuất rượu.
  • Dùng men tàu…

    Vậy, làm thế nào để phòng tránh?

    Để tránh dùng phải rượu kém chất lượng, tốt nhất không nên uống quá nhiều rượu. Không uống quá nhiều để có đủ tiền mua rượu có chất lượng, từ nhà sản xuất đã được cấp giấy chứng nhận chất lượng. Nếu rượu nấu gia đình thì nên để một năm hãy uống. Bởi vì rất khó nhận biết rượu có ethanol vượt tiêu chuẩn.

    Trong quá trình chưng cất cồn kém chất lượng thường có các tạp chất như Methanol, Aldehyt, Ceton… Cồn này có mùi khó chịu là do Aldehyt, ceton… Người ta khử mùi bằng cách khử các chất này bằng thuốc tím pha loãng. Cách làm như sau:

    Dùng một dung dịch thuốc tím loãng, cho từ từ vào cồn kém chất lượng, rồi khuấy đều, để lắng, lọc. Aldehyt, ceton sẻ tác dụng với thuốc tím tạo thành tủa làm mất mùi vị khó chịu. Song làm theo cách này chỉ loại được aldehyt, ceton nhưng không thể nào loại được methanol ra khỏi cồn. Rượu pha từ cồn này chắc chắn không tốt.

    Rượu cất từ mật mía cặn thường có mùi không thơm do có nhiều tạp chất trên. Người ta dùng gạo nếp lên men rồi cho rượu từ từ chảy qua. Rượu có mùi thơm của gạo và che lấp mùi các tạp chất. Loại rượu này còn độc hại hơn cả loại trên, vì không khử bất cứ tạp chất nào.

    Người ta đã tiến hành thử phân biệt rượu đạt tiêu chuẩn với rượu có chứa nhiều Methanol. Nhưng không thể phân biệt, mặc dù lượng methanol trong rượu cao hơn tới vài trăm lần tiêu chuẩn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét